Việt Nam nợ nước ngoài bao nhiêu?

Nguồn: http://nguyenvantuan.net/news/6-news/1221-viet-nam-no-nuoc-ngoai-bao-nhieu-

Phải nói ngay rằng bài này không có mục đích bàn về kinh tế, nhưng chỉ mượn bài viết của bác Vũ Thành Tự Anh để bàn về cách trình bày con số thống kê kinh tế và ý nghĩa của những con số đó.  Đọc bài của Tự Anh mấy lần, nhưng tôi không cách gì hiểu được bởi vì những con số trong đó cứ nhảy nhót tứ tung cả.

Giới kinh tế gia là bậc thầy của thống kê. Họ nói cái gì cũng có con số kèm theo.  Họ rất thích con số phần trăm.  Phần trăm tăng trưởng.  Phần trăm GDP.  Nhưng thú thật, nhiều khi đọc qua những con số quá lớn, tôi không có cảm giác gì cả.  Chẳng hạn như có con số nói rằng các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam đang nợ 300,000 tỉ đồng (chỉ là ví dụ), thì làm sao tôi có thể hình dung ra qui mô đó lớn như thế nào.  Thành ra, phải qui ra con số phần trăm của GDP thì dễ hiểu hơn.  Hóa ra, con số tỉ trọng nợ trên GDP là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nguy cơ một quốc gia sẽ vỡ nợ.  Do đó, con số của nhà kinh tế rất quan trọng, cần phải xem xét cho thật kĩ để hiểu vấn đề.

Theo báo chí thì Việt Nam là nước có nguy cơ cao bị vỡ nợ vì các doanh nghiệp thuộc Nhà nước quản lí thiếu nợ nhiều quá.  Một cách để biết qui mô thiếu nợ là thể hiện số tiền thiếu nợ nước ngoài như là một tỉ lệ của GDP. Tuy nhiên, đọc bài báo trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn thì tôi vẫn chẳng biết Việt Nam thiếu nợ bao nhiêu, vì cách trình bày con số quá rối rắm, và có khi không hợp lí.  Dưới đây là vài lí giải tại sao có những con số không hợp lí:

1.  Chúng ta thử đọc xem năm 2008, các doanh nghiệp Nhà nước nợ bao nhiêu.  Vào đầu, Tự Anh viết “[…] tính đến 31-12-2008, tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 287.000 tỉ đồng. Nếu tính cả nợ nước ngoài thì đến cuối 2008, tổng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xấp xỉ 23,9% GDP.”  Câu này thì tôi hiểu như sau: đến cuối năm 2008, số tiền mà các DNNN nợ chiếm xấp xỉ 24% GDP của Việt Nam.  Nhưng 24% là bao nhiêu USD?  Theo nguồn này thì GDP của Việt Nam năm 2008 là 84.98 tỉ USD.  Như vậy, tính đến cuối năm 2008 các DNNN nợ 20.31 tỉ USD.

2.  Bây giờ chúng ta xem qua con số của năm 2009.  Bài báo cho biết: “Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1-11-2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỉ đồng, tương đương với 49% GDP. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỉ, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể chín tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.”

Tôi hiểu câu này như sau: đến cuối năm 2009, số tiền mà các tập đoàn DNNN nợ là 813,435 + 86,000 = 899,435 tỉ đồng, chiếm 54.2% GDP của Việt Nam.  Suy ra, GDP của Việt Nam trong năm 2009 là 1,659,474 tỉ đồng (hay khoảng 83 tỉ USD, tính theo 1 USD = 20,000 đồng), thấp hơn 2008 (84.98 tỉ USD)! Con số GDP [83 tỉ USD] này xem ra không hợp lí, bởi vì chúng ta biết rằng kinh tế Việt Nam tăng trưởng hàng năm từ 6 đến 8%. Thật vậy, theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mĩ GDP của VN năm 2009 là 92.6 tỉ USD. Con số có vẻ hợp lí hơn là 83 tỉ USD, vì nó thể hiện tăng 9% so với 2008. Nhưng chúng ta vẫn phải dè dặt vì con số này không xuất phát từ nguồn chính thức của Việt Nam.

Vấn đề do đó đặt ra là con số nợ là đúng hay con số GDP sai? Giả dụ như con số về nợ là đúng thì tính đến năm 2009, các doanh nghiệp Nhà nước nợ 44.97 tỉ USD.  Thử đặt vào một bảng số liệu để dễ hiểu:

2008 2009 Tỉ lệ tăng trưởng
GDP (tỉ USD) 84.98 92.60 9 %
Nợ của DNNN (tỉ USD) 20.31 44.97 122 %

Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm mà số tiền nợ của DNNN tăng hơn 2 lần. Có lẽ chính vì thế mà giới tài chính quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong 18 nước có nguy cơ vỡ nợ cao.

3.  Bài báo có kèm theo một biểu đồ để minh họa, nhưng cách trình bày dữ liệu thì rất rối rắm.  Trục tung của biểu đồ là phần trăm (tỉ trọng GDP).  Trục hoành là năm.  Mỗi bar có 2 phần: phần dưới thể hiện nợ của DNNN, và phần trên là “Nợ của chính phủ”. Con số nợ của DNNN trong năm 2008 và 2009 (23.9% và 54.2%) được đề cập trong bài viết. Nhưng con số nợ của Chính phủ (36.2% bà 44.7%) thì hoàn toàn không được đề cập trong bài viết! Trình bày con số trong biểu đồ mà không có diễn giải là một “đại kị” trong khoa học.

Tôi không hiểu được biểu đồ này nói lên điểm gì.  Con số 36.2% và 44.7% đề cập cụ thể đến cái gì?  Nếu cộng 2 con số nợ của DNNN và nợ của chính phủ lại thì năm 2009, tổng số nợ chiếm 98.9% GDP sao? Nợ đến mức đó thì vỡ nợ rồi!  Khó hiểu quá.

Ngoài ra, đường nối giữa hai con số có nghĩa là gì?  Cần nói thêm rằng một qui ước chung trong khoa học là không ai dùng biểu đồ để thể hiện những con số đã đề cập trong văn bản cả, vì làm như thế là thừa.

Bài viết còn có một thông tin mà tôi không cách gì hiểu nổi.  Đó là đoạn “Nếu nhìn vào con số tuyệt đối, sau khi trừ đi các khoản nợ nước ngoài và với những tính toán thận trọng nhất thì trong năm 2009, khu vực DNNN chiếm không dưới 60% trong tổng tín dụng nợ nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế”.  Phần tô đậm là phần tôi không hiểu nổi.  “Tổng tín dụng nợ nội địa” là gì?  Chắc chắn phải có một cách viết để thường dân có thể hiểu, chứ đâu cần đến cái cụm từ dài như thế.  Ngoài ra, mới nói ở phía trên rằng trong năm 2009 nợ của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 54.2% tổng GDP, vậy mà đoạn này nói rằng “không dưới 60% tổng tín dụng nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế”.  Mẫu số của 60% là cái gì?

Nói tóm lại, một bài báo ngắn có nhiều ảnh hưởng, nhưng thông tin thì quá mù mờ.  Mù mờ là do cách trình bày và cách dùng những thuật ngữ kinh tế làm cho thông tin càng thêm khó hiểu.  Tuy nhiên, nói gì thì nói, Việt Nam nợ quá nhiều.  Chỉ riêng doanh nghiệp của Nhà nước mà đã nợ gần 45 tỉ USD, chưa biết doanh nghiệp tư nhân nợ bao nhiêu.  Điều đáng chú ý hay quan tâm hơn là chỉ trong vòng 12 tháng mà số nợ của DNNN tăng hơn 2 lần.  Có thể xem đó là khủng hoảng?

====

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/49379/Canh-bao-no-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc.html

Cảnh báo nợ của doanh nghiệp nhà nước

Vũ Thành Tự Anh (*) – Thứ Tư,  9/3/2011, 22:36 (GMT+7)

(TBKTSG) – Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến 31-12-2008, tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 287.000 tỉ đồng. Nếu tính cả nợ nước ngoài thì đến cuối 2008, tổng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xấp xỉ 23,9% GDP.

Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1-11-2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỉ đồng, tương đương với 49% GDP. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỉ, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể chín tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.

Rõ ràng là nợ của cả DNNN và Chính phủ đều tăng rất nhanh trong một thời gian rất ngắn, trong đó mức tăng nợ của khu vực DNNN thật sự đáng lo ngại.

Nếu nhìn vào con số tuyệt đối, sau khi trừ đi các khoản nợ nước ngoài và với những tính toán thận trọng nhất thì trong năm 2009, khu vực DNNN chiếm không dưới 60% trong tổng tín dụng nợ nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế. Đây là bằng chứng cho thấy các DNNN là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình hỗ trợ lãi suất và kích cầu của Chính phủ năm 2009.

Việc nợ của DNNN và nợ của Chính phủ đang ở mức khá cao, đồng thời tăng rất nhanh đòi hỏi phải sớm có những biện pháp quản lý nợ công hiệu quả.

Nội dung quan trọng nhất trong quản lý nợ công là quản lý rủi ro. Đầu tiên là rủi ro thị trường – chủ yếu liên quan đến sự thăng giáng thất thường của thị trường. Với viễn cảnh phục hồi đầy bất trắc, cộng thêm sự lan tỏa khủng hoảng nợ trên thế giới, thị trường có thể không mặn mà với trái phiếu chính phủ, đặc biệt là đối với những quốc gia có mức tín nhiệm tín dụng thấp và triển vọng tiêu cực. Phương pháp chủ yếu để hạn chế rủi ro thị trường là đảm bảo sự linh hoạt về thời điểm, cấu trúc, và các điều khoản của việc phát hành nợ.

Thứ hai là rủi ro lãi suất. Rủi ro này chủ yếu xảy ra đối với các khoản nợ có lãi suất thả nổi hoặc không được phòng vệ. Vì tỷ lệ nợ chính phủ với lãi suất thả nổi của Việt Nam còn thấp nên rủi ro lãi suất không phải là điều lo ngại trước mắt. Tuy nhiên, vì Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình nên tỷ trọng các khoản vay thương mại sẽ tăng. Vì lãi suất thương mại thường cao và biến động mạnh hơn lãi suất ưu đãi nên trước khi phát hành nợ, Chính phủ và các doanh nghiệp sẽ ngày càng phải cân nhắc nhiều hơn tới rủi ro lãi suất.

Thứ ba là rủi ro về dòng tiền. Cho đến nay, nợ ngắn hạn chiếm chưa tới 15% trong tổng nợ chính phủ của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại tệ đang tăng lên sẽ đòi hỏi Bộ Tài chính phải hết sức thận trọng trong hoạt động quản lý nợ của mình.

Thứ tư là rủi ro về tỷ giá. Hiện nay khoảng một phần ba nợ chính phủ của Việt Nam là bằng đồng yen, vì vậy nếu đồng yen vẫn tiếp tục xu thế lên giá như hiện nay thì gánh nặng nợ nần cũng gia tăng theo. Tương tự như vậy, với sức ép của Mỹ và EU, xu thế đồng nhân dân tệ tăng giá là khó tránh khỏi. Trong khi đó, tín dụng thương mại bằng nhân dân tệ, đặc biệt là trong các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng ở Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng. Chính phủ cũng như doanh nghiệp vì vậy cần rất thận trọng khi đi vay bằng nhân dân tệ.

Cuối cùng, rủi ro lớn nhất có lẽ nằm ở hoạt động… quản lý rủi ro nợ công! Cho đến nay, từ Bộ Tài chính cho đến các DNNN đều chưa coi trọng đúng mức việc phân tích, đánh giá, và có biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro khi phát hành nợ.

Cần lưu ý rằng vì nợ của DNNN và nợ của Chính phủ có tính chất và cấu trúc khác nhau nên cần có những biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Tuy nhiên, dù nợ ở cấp độ nào thì cũng phải tuân thủ một số nguyên lý cơ bản: không nên chấp nhận rủi ro khi không có biện pháp hữu hiệu để thấu hiểu và quản lý nó; không nên chấp nhận một mức độ rủi ro vượt quá một ngưỡng an toàn; và không nên chấp nhận rủi ro nếu không có một sự đền bù thỏa đáng.

Khi bỏ qua những nguyên lý hết sức giản dị nhưng cơ bản này, một doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí mất khả năng trả nợ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp khác cũng như toàn bộ nền kinh tế. Trường hợp Vinashin mới đây là một ví dụ điển hình. Tương tự như vậy, một nền kinh tế cần có chiến lược quản lý rủi ro nợ tốt để tránh đưa đất nước rơi vào gánh nặng nợ nần.

___________________________________

(*) Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Cập nhật thông tin Kinh tế Tài chính năm Tân Mão

1. Phá giá đồng tiền đến mức kỷ lục 9.3%, ngày 11/02/2011 nhằm ngày mồng 9 tháng giêng Tân Mão.

2. Tăng giá xăng dầu cũng ở mức kỷ lục vào ngày 24/02/2011, tức ngày 22 tháng giêng năm tân Mão.

3. Tăng giá điện lên 15.28% vào ngày 01/3/2011, nhằm ngày 27 tháng giêng năm Tân Mão.
Sau câu chuyện chỉ trong 19 ngày tăng 3 loại giá trên thì lạm phát chỉ trong 2 tháng đầu năm đã tăng lên 3.87% chiếm hơn 50% mục tiêu đề ra của chính phủ trong cả năm 2011 là chỉ 7%.
Nghị quyết số 11/NQ-CP cấm tư nhân buôn bán đô la, và chuẩn bị tiến đến cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do vào ngày 24/02/2011, nhằm ngày 22 tháng giêng năm tân Mão.
Tối 8/3, một doanh nghiệp tư nhân mua đô la trái phép đã bị bắt tại Hà Nội.

4. Lúc 15h26′, ngày 15/3/2011 theo tờ VnExpress:“Dứt khoát xoá bỏ kinh doanh vàng miếng tự do”.

5. 11h ngày 16/3/2011, Tập đoàn khai thác than khoáng sản Việt Nam động thổ khai thác mẻ quặng bô xít đầu tiên ở Tân Rai.

6. Ngày 18/3/2011, tờ VnEconomy có bài nhận định “Đại gia” ngân hàng đang thực hiện Nghị quyết 11 thế nào? về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Cũng trong ngày, trên trang thông tin tài chính vinacorp.vn công bố tỷ giá liên ngân hàng tăng lên 20.663 đồng/USD và thông tin Mua bán đôla thoáng hơn, vàng miếng kiên quyết siết chặt với việc Ngân hàng Nhà nước dự kiến cho phép giao dịch ngoại hối kỳ hạn theo hướng cho phép ngân hàng thương mại và khách hàng tự thoả thuận tỷ giá. Còn với vàng miếng, sẽ bị cấm giao dịch tự do sau lộ trình hai bước.

7. Lúc 8h51′ ngày 19/3 tờ VnExpress thông tin 2 trong số những kết quả kinh tế – xã hội quan trọng của 3 tháng đầu năm được Bộ Kế hoạch & Đầu tư báo cáo tại hội nghị giao ban trực tuyến của Chính phủ 18/3 là: Lạm phát quý một 6,1%, GDP tăng 5,5%.

8. Câu hỏi Năm 2012 sẽ là “ngày tận thế” của TTCK? nghe có vẻ kỳ quá, nhưng thử ngẫm nghĩ lại TTCK trong giai đoạn này, bài trên VTC lúc 7h00′ ngày 21/3/2011.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Các kênh đầu tư quan trọng

1. Sản xuất
2. Dịch vụ
3. Chứng khoán
4. Ký thác ngân hàng
5. Ngoại tệ
6. Vàng
7. Bất động sản

Ở ta (1) không được khuyến khích nên (3) không hấp dẫn; lạm phát dài dài nên (4) không phải lựa chọn tốt; vốn liếng sẽ dồn vào (7) là thứ mà vừa lãi cao vừa thấp thuế. Bất lợi của (7) là khó chia nhỏ nên tính thanh khoản thấp.

Người ta sẽ đầu tư vào những thứ còn lại khắc phục những bất lợi của (7) như (5) và (6). Nay (5) và (6) bị khóa sẽ đổ sang (7).

2 năm gần đây (7) tăng giá so với VND nhưng qui ra SJC lại giảm. Nay đầu tư vào (7) là vì không có lựa chọn nào khác. Nhưng nếu lựa chọn (7) là 1 lựa chọn bất an.

Nguồn: Blog Bs Hồ Hải

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Xin chào anh Ðăng,

Xin được giới thiệu tôi tên là Hà Minh Thành. Qua anh Nguyễn Hữu Viện tôi mới được biết anh và trang tin của anh dù tôi làm việc cách chỗ của anh cũng không bao xa. Xin hân hạnh được làm quen với anh.

Hiện tại tôi đang được tăng phái công tác hỗ trợ cho cảnh sát tỉnh Fukushima, chỗ tui đang làm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 25 km. Gọi là lên đây hỗ trợ giữ an ninh chứ mấy ngày nay chỉ đi nhặt xác người không thôi. Dân địa phương họ tự động thành lập các đội tự quản, tương trợ lẫn nhau. Giả sử có ai muốn ăn cắp ăn trộm cũng khó. Vấn đề an ninh không lo lắm. Người chết nhiều quá, tụi tôi chỉ còn lấy dấu tay, chụp hình và trùm mền lại rồi giao người đem đi thiêu. Ngày đầu còn mặc niệm, có cảnh sát tăng phái còn khóc nhưng bây giờ thì không còn thời gian để mà mặc niệm và khóc nữa. Hôm qua còn không có chỗ để mà thiêu họ nữa đó anh. Khủng khiếp.

Ký giả của Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc Vương Hy Văn hôm qua theo tôi một ngày để lấy tin khi đi ngang qua một ngôi nhà bị sập mà tiền giấy có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ướt nằm tứ tán cả bãi đất chắc cũng vài chục triệu yen nhưng mà chẳng ai thèm nhặt đã phải thốt lên: “50 năm nữa , kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại. Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ.”

Người Trung Quốc 50 năm nữa không bằng họ còn người Việt mình không biết bao nhiêu năm nữa mới có dân trí như vậy. Mấy ngày nay tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn lắm nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất đã khiến một người lớn như tôi từng có bằng Tiến sĩ công học ở Ðại học Ðông Bắc (Tohoku Dai) cũng phải hổ thẹn về một bài học làm người.

Câu chuyện tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: “Ðợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”. Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

Một bé trai tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, chờ lấy nước sôi để ăn mỳ.

Một bé trai tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, chờ lấy nước sôi để ăn mỳ.

Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.

Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Ðất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là “Nhân sinh nhất mộng , bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật”. Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa. Những công án thiền của Bích Nham Lục, Vô môn quan hoàn toàn vô nghĩa so với hành động của một đứa bé 9 tuổi.

Xưa nay tôi không phục lắm người Nhật từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.

Tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân vẫn còn an ninh, hiện tại tụi tôi đã được phát sẵn khẩu trang và đồng phục nylon. Ông Kan sáng nay họp báo dự tính đến tình huống xấu nhất là bỏ cả vùng miền Ðông. Tôi không phải chuyên ngành về nguyên tử lực như anh nên không hiểu lắm về tác hại của phóng xạ. Nhưng tôi nghĩ cũng đang nguy hiểm. Tụi TEPCO vụ này chủ quan quá. Anh Ðăng nếu được nên sắp xếp cho vợ con về VN trước thì tốt nhất. Tôi sợ tới lúc xấu nhất không còn vé máy bay. Tôi thì bà xã người Nhật, con gái cũng mới ra trường y tá và cũng đang hoạt động cứu trợ thiện nguyện ngay tại Fukushima này. Tôi hỏi con gái tôi “Tình hình có vẻ nguy hiểm , con có muốn đi VN lánh nạn không”. Nhỏ con gái của tôi trả lời “Ði đâu bây giờ , xung quanh con với cha người ta chết với bị thương hàng hàng lớp lớp. Không lẽ bỏ chạy. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó.” Tôi gọi điện thoại về hỏi bà vợ tôi tính sao, có cần chạy qua quê chồng trú tạm lánh nạn một mình không thì bà xã tôi nói với tôi rằng người Nhật của họ thì 36 kế của Tôn Tử binh pháp họ chỉ dùng được tới cái kế 35. Cái chước cuối cùng “Tẩu vi thượng sách” không có chỗ dùng vì cái xứ đảo này không có chỗ nào để mà chạy nữa. Cùng lắm chịu chết thôi. Thôi thì tôi thân phận dính líu tới cái tổ quốc thứ hai này rồi. Vợ con gì cũng không chạy không lẽ một mình tôi bỏ nhiệm sở. Già rồi có hít chút phóng xạ vô nữa cũng chẳng sao cả. Mang cái ơn nghĩa với đất nước này cũng nhiều thôi thì bây giờ cùng đến lúc có cơ hội để trả ơn cho họ vậy.

Hy vọng không có gì xảy ra , khoảng 3 tuần nữa có thể trở về Saitama. Hy vọng được gặp anh Ðăng nếu anh còn ở Nhật, anh em mình tâm sự nhiều hơn. Tôi năm nay 56 tuổi. Chắc cở tuổi của anh.

Chúc anh và gia quyến an toàn.

Hà Minh Thành – một cảnh sát Nhật gốc Việt gửi cho blog nhà văn Phạm Viết Đào.
http://phamvietdaonv.blogspot.com/2011/03/canh-sat-nhat-ang-tham-gia-cuu-nan-tai.html

Đăng tải tại Uncategorized | 1 bình luận

Dự đoán tuổi Thân năm Tân Mão

Hài hước, sôi nổi và thông minh, các chú Khỉ thuộc tuýp không thể ngồi yên một chỗ và rất ghét bị tù chân buộc cẳng. Nhanh nhẹn, hoạt bát, họ thích các hoạt động sáng tạọ nhưng đôi khi lại tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Sự thân thiện của họ, ở một khía cạnh khác, có lúc trở thành quá tự nhiên và khiến người khác không thoải mái. Trong cuộc sống, họ là những người đầy tham vọng và thường gặp may mắn trong đầu tư tài chính. Cùng với sự dí dỏm và hóm hỉnh của mình, trong mọi bữa tiệc, họ luôn là nhân vật trung tâm và khiến cho mọi người không ngớt tiếng cười.

Trong 2011 này, dưới ánh sáng của những vì sao may mắn, các chú Khỉ có một năm thuận buồm xuôi gió, tuy nhiên lời khuyên cho bạn là cần phải cẩn trọng trong mọi hành động cũng như lời nói. Khi vấp phải khó khăn, hãy chủ động và tự tin giải quyết vấn đề thay vì tìm cách né tránh. Nhờ có quý nhân phù trợ, đây là năm mà sự nghiệp của bạn thăng tiến, tuy nhiên cần học cách quản lý tài chính và thận trọng trong buôn bán, tránh bị lừa đảo.

Đây cũng là năm mà bạn dễ dàng đạt được các mục tiêu lớn trong sự nghiệp, chuyện tình cảm… Với các chú Khỉ làm việc trong lĩnh vực sáng tạo như hội họa, sáng tác, 2011 này sẽ mang lại cho bạn thật nhiều cảm hứng để đạt được các thành quả giá trị. Với các bạn kinh doanh, sự lanh lợi giúp bạn nắm bắt được các cơ hội rộng mở và gặt hái lợi nhuận đáng kể. Với những người đang tìm việc, hãy chú tâm tới các chi tiết khi nộp hồ sơ tuyển dụng, may mắn sẽ sớm mỉm cười. Tháng 2, tháng 9 và tháng 11 chính là thời điểm sự nghiệp bạn xoay chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.

Trong 2011, đặc biệt vào khoảng tháng 3, tháng 5 và tháng 12, gia đình, bạn bè đóng vai trò quan trọng cho đời sống tinh thần của bạn, giúp bạn có những khoảnh khắc ý nghĩa, những cuộc vui ấm cúng. Nếu bạn cân nhắc về việc đi du lịch xa hay triển khai các ý tưởng mình ấp ủ trong 2010 thì 2011 này chính là năm để bạn thực hiện mục tiêu ấy. Đây chính là khoảng thời gian thích hợp nhất để bạn đẩy lùi những muộn phiền quá khứ, hướng tới tương lai và đón nhận niềm vui, hạnh phúc tròn đầy.

Đây là năm mà đường công danh, sự nghiệp của các chú Khỉ trơn láng, hiệu suất làm việc cải thiện giúp cho lợi nhuận và tiếng tăm, địa vị cũng được củng cố đáng kể, có thể nói là “vạn sự như ý”. Tuy nhiên, đi cùng với thành công, bạn cũng cần quan tâm tới mọi người hơn nhằm giảm thiểu hiểu nhầm. Với những người kinh doanh, buôn bán, do được quý nhân phù trợ, bạn làm ăn xuôi chèo mát mái, tài lộc dồi dào.

Công việc thuận lợi giúp các chú Khỉ kiếm được nhiều tiền hơn, đặc biệt với những người kinh doanh thì đây là năm làm ăn có lộc. Không chỉ vậy, bạn còn có được vận may bất ngờ từ những người tốt xung quanh mang đến. Tuy nhiên, bạn cần phải đề phòng bị cướp, khi ra ngoài không nên đeo nữ trang đắt giá hay cầm theo nhiều tiền, không nên vội vã ký kết giấy tờ trước khi bàn bạc với gia đình, người thân.

Cùng với sự nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các chú Khỉ sẽ có một năm đường tình duyên êm đẹp. Với những người đang đi tìm một nửa, bạn có rất nhiều cơ hội gặp gỡ và mở mang các mối quan hệ xã hội, từ đó tìm thấy ý trung nhân mà bạn chờ đợi. Tuy nhiên, sự chủ động của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc hai bạn có đến được với nhau không.

Với các cặp đang yêu, đây là năm phù hợp để hai bạn đi đến hôn nhân. Với các cặp đã kết hôn, thái độ chân thành, cởi mở sẽ giúp cả hai tránh được khúc mắc là luôn hạnh phúc bên nhau.

Sức đề kháng kém khiến bạn dễ bị ốm khi thời tiết thay đổi, tinh thần hay xáo trộn, vì thế với mọi việc, bạn cần có thái độ tích cực, đừng phức tạp hóa vấn đề và nên để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Nếu không cẩn thận và chăm sóc sức khỏe tốt, bạn có thể bị các bệnh liên quan đến dạ dày, lá lách… Tập thể dục đều đặn, ăn kiêng hợp lý, tránh rượu bia là lời khuyên hữu ích cho bạn.

 

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Ông Phạm Nhật Vượng chính thức trở thành người giàu nhất TTCK năm 2010

http://cafef.vn/20101228091836495ca31/ong-pham-nhat-vuong-chinh-thuc-tro-thanh-nguoi-giau-nhat-ttck-nam-2010.chn

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Đời sống công sở có thực sự… chán?

Bạn hay nghe các chị làm ở công sở than thở về sự chán, khiến chúng ta hoảng hốt: không lẽ đời sống công sở lại u ám vậy sao? Hãy thử đọc: “Ăn phở rất khó thấy ngon”.

Ngày làm 8 tiếng, thêm trên dưới một tiếng “lang thang trên đường phố quen” để đi đến công ty hoặc về nhà… sẽ có thêm một vài hoặc rất nhiều việc trước hoặc sau 9 cái giờ “nhàn hạ” hay “tù ngục” ấy nữa… Tất cả sẽ được soi bằng con mắt của Nguyễn Trương Quý, của một người trẻ, viết khoẻ, nhưng từng dòng chữ luôn chất chứa vấn đề và dưới nụ cười hóm hỉnh, hài hước ấy luôn chứa những suy nghĩ thực sự nghiêm túc, nhức nhối và đầy suy tư.

26 “bài viết” là 26 góc nhìn về những vấn đề xung quanh cuộc sống của dân công sở – một bộ phận người mà mọi người vẫn nghĩ “là một khối người không có nhiều biến động, chừng ấy nhu cầu và chừng ấy hành động”. Nhưng “bề ngoài là như vậy, song với bản tính đa sự của mình, những dân-văn-phòng này lại phức tạp về chuyện nghĩ ngợi nhất trong xã hội”.

Chỉ cần gần 200 trang viết, bạn sẽ thấy hiện nguyên những dằn vặt, những suy nghĩ, những ao ước, nhưng âu lo… của chính bạn – “con người tám tiếng”. Bạn sẽ “mắt chữ o, mồm chữ a” vì không hiểu cái con người họ Trương ấy sao lại có thể thông hiểu hết đường ngang lối dọc của mình như thế? Nhưng nếu bạn biết hắn cũng là “dân tám tiếng” thì bạn cũng chả có gì ngạc nhiên lắm, chỉ là hắn biết viết còn mình thì chỉ biết… nghĩ thôi.

“Đời một người đi làm từ khi 25 tuổi đến năm 55 tuổi, 30 năm ấy biết bao nhiêu tình nơi văn phòng. Dù muốn hay không, văn phòng trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”, nhiều tẻ nhạt, chán chường nhưng đôi khi cũng có niềm vui: niềm vui tăng lương, niềm vui thắng độ MU-Arsenal đêm qua, niềm vui trúng quả dự án, niềm vui thấy cái tay mình ghét bị sếp khiển trách…”.

Từ việc bữa cơm trưa giá văn phòng, từ việc đi ăn cưới với quần áo xúng xính mà không lo ăn chỉ lo “các mối quan hệ” (Đi ăn cưới), từ cái việc đi các thể loại tết (Marathon quà Tết), rồi đến cái việc nghỉ mát Sầm Sơn, Bãi Cháy (Tháng ăn chơi), cho đến chuyện đi xem phim (Nghệ thuật thưởng thức nghệ thuật), hay ăn miếng phở (Ăn phở rất khó thấy ngon), đến cả cái việc đi xe gì (Cái góc con người; Mối tình trâu sắt)…

Thôi thì đủ thứ “xôi thịt” của dân văn phòng được bày ra trước mắt bạn nhé. Nếu là dân văn phòng thứ thiệt, khi đọc những dòng rất… phởn chí của anh Quý, dù bạn chả biết cái lão Quý là ai, nhưng bạn cứ thấy “thân thiết” thế nào ấy.

Hãy cứ lặng yên mà nghe lão ấy nói về phở: “Bây giờ ăn phở rất khó thấy ngon”. Đó là điều nhiều người Hà Nội nhận xét. Tại sao lại khó thấy ngon?… Tại vì cái miệng lẫn cái đầu của người ăn phở càng ngày càng biết nhiều thứ dinh dưỡng khác. Đến một ngày đẹp trời, à thì ra thú ăn chơi của người Hà Nội nếu chỉ dừng ở phở thì mãi cũng… chán.

Phở chính là đặc trưng của cuộc sống người Việt cả thế kỷ qua, hỗn hợp nhiều nguồn văn hoá ẩm thực: bánh phở giống như mì Tàu, nước với gia vị có mắm của người Chăm, thịt bò lại đi theo bít tết của dân Pháp. Có lẽ của chúng ta chính là cái bát Bát Tràng! Như thế là theo mốt bây giờ, tôi cũng mạnh dạn mà hô: các vị tiền bối đã rất hội nhập…”

Ừ, dân văn phòng thấy cuộc sống của họ cũng chả khác gì cái bát phở bây giờ. Người quê thì thấy sướng “tít cả mắt”, người thành phố thì chả buồn thấy ngon. Giờ không biết mình đang đứng ở đâu, đang muốn gì, lý tưởng sống là gì nữa…
Tôi cũng làm một người ngày tám giờ, cũng thường hay ăn phở, cũng hay chat chit trong giờ làm việc và rất thường hay “chán”, nghe Nguyễn Trương Quý – “Tự nhiên như người Hà Nội” nói về mình tự dưng cũng thấy tủi cho cái phận “khó có thể ngóc đầu lên được”. Nhưng bất giác nghĩ lại, mỗi người mỗi nghề, mỗi người một đời, nghe thì nghe thế, buồn thì buồn thế, nghĩ thì nghĩ thế… nếu không làm cái gì được cho thoát khỏi mọi thứ cơm áo gạo tiền của dân văn phòng, thì cũng chả việc gì mà mất công ngồi than.

Chiều nay khi tan tầm về, nhớ mở kính râm ra, đeo kính cận vào mà nghía qua cái con bé mặc váy công sở nhá, nghé qua anh trai đi xe Wave nhé, nghía qua cái con đường chật chội nhé… dân công sở cả đấy. Rồi bạn sẽ thấy, đời này đầy thằng như thế. Chả việc gì phải buồn đời.

Này “dân tám tiếng”, hãy đọc xem Lão Quý lắm chuyện này nói gì về mình nhé. Đọc rồi thấy… thích mình hơn đấy.

http://afamily.vn/van-hoa/20101228023125622/doi-song-cong-so-co-thuc-su-chan/

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Từ sự cố SABECO: Bài học quản trị thương hiệu

Một doanh nghiệp có bộ phận pháp chế mà những thành viên được uỷ quyền lại nghĩ đơn giản về thương hiệu là phải xem lại về quy trình quản lý tài sản nhà nước và tài chính doanh nghiệp.

http://vef.vn/2010-12-04-tu-su-co-sabeco-bai-hoc-quan-tri-thuong-hieu

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

SABECO để mất thương hiệu: Bài học về sự chủ quan

Việc để một công ty nước ngoài sử dụng thương hiệu của mình là một sự sơ suất trong giao dịch rất đáng tiếc của SABECO mà một phần trách nhiệm, theo ý kiến của tôi, là do sự chủ quan của SABECO.

http://vef.vn/2010-12-01-sabeco-de-mat-thuong-hieu-bai-hoc-ve-su-chu-quan

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

SABECO đề nghị đối tác đổi tên

Về sự việc Tổng công ty Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (SABECO) để thương hiệu đứng trước nguy cơ rơi vào tay đối tác SABECO ASIA PACIFIC tại Singapore, Giám đốc điều hành Marketing của SABECO, ông Lê Hồng Xanh, cho biết: “Phía SABECO đã yêu cầu đối tác của mình thay đổi tên công ty để tránh gây nhầm lẫn”.

http://vef.vn/2010-12-01-sabeco-de-nghi-doi-tac-doi-ten

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này